QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC

Chào mừng Website của dòng họ Nguyễn Hoàng

Thứ năm : 16-05-2024

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC

Ngày đăng: 30/10/2023

    1. Quyền hạn của Hội đồng Gia tộc:

    Hội đồng gia tộc có quyền chủ trì và điều hành các công việc của họ bao gồm:

    - Tổ chức điều hành các ngày đại lễ của dòng họ

    - Phát ngôn của dòng họ trong các diễn đàn, hội thảo, quan hệ với các cấp chính quyền và các dòng họ khác.

    - Quản lý và kiểm duyệt các thông tin, in ấn phẩm nói về dòng họ.

    - Lập kế hoạch thu chi, kiểm soát thu chi.

    - Phê duyệt các dự án và bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các nhà thờ, lăng mộ, mua sắm đồ tế khí.

    - Báo cáo hàng năm bằng văn bản về tình hình hoạt động của toàn họ trong năm gửi toàn các Phái trong họ.

    - Giải quyết mọi bất đồng trong họ, tuân thủ theo pháp luật hiện hành và phân tích hòa giải có ghi chép để theo dõi và thực hiện.

    - Giải quyết các công việc đột xuất khi cần thiết.

    - Đôn đốc các chi phái chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức tế lễ, trùng tu, phục dưỡng các nhà thờ chi họ theo quy chế này.

    - Quyết định công nhận tộc trưởng mới kế thế.

    - Quyết định công nhận (ghi sổ họ) các ban trị sự các chi phái, các Ban đại diện các thành phố vùng miền.

    2. Trách nhiệm của Hội đồng Gia tộc:

    - Tuyên truyền giáo dục và vận động con cháu trong họ tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng về dòng họ, trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế văn hóa và bảo vệ tổ quốc.

    49

    - Có chương trình và kế hoạch cụ thể xây dựng và phát triển dòng họ ngày càng vững mạnh.

    - Tham gia sưu tầm, nghiên cứu thống kê, phân loại nhằm bảo vệ và phát huy tác dụng các công trình di tích lịch sử, xây dựng phương án giữ gìn, bảo tồn các đền đình miếu mạo, lăng mộ, sắc phong, gia phả và các dí tích phi vật thể của dòng họ, làm rõ nguồn gốc, ý nghĩa để giáo dục con cháu.

    - Chỉ đạo các chi phái phối hợp với ban quản lý di tich giữ gìn bảo quản các tài sản, di sản, đồ tế khí trong các đền thờ nhà thờ, nhà tưởng niệm. Tuyệt đối không được vi phạm chiếm dụng riêng (Dù là mượn với bất kỳ lý do gì).

    - Quy định các nguyên tắc trong việc công đức của các cá nhân và tập thể bằng hiện vật (tế lễ, khí, bia, xây dựng lăng mộ) phải phù hợp với quy hoạch, tránh lộn xộn, tránh đưa các dị vật vào các nơi hương hỏa.

    - Tổ chức thông tin hướng dẫn các chi phái, các tiểu chi về việc viết gia phả, duy trì và tổ chức chu đáo các ngày giổ tổ, lễ tiết theo đúng nghi thức, với tinh thần ngưỡng vọng tổ tiên.

    - Trao đổi thông tin và giúp đỡ con cháu trong việc giải quyết công ăn việc làm.

    - Động viên con cháu lao động học tập tốt, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống, chống các hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan, hưởng ứng các phong trào xây dựng “chi họ văn hóa”, “gia đình văn hóa”, “ông bà cha mẹ mẫu mực,con cháu thảo hiền”.

    - Tổ chức tìm hiểu, giới thiệu, hội nghị hội thảo về các danh nhân họ qua các thời đại.

    - Tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, khuyến đức tôn vinh quảng bá những tấm gương tiêu biểu của dòng họ.

    3. Các nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Gia tộc:

    - HĐGT tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “Tự nguyện, tự quản, dân chủ và đồng thuận”.

    50

    - HĐGT chịu trách nhiệm trước toàn họ thực hiện các chủ trương kế hoạch của Hội đồng gia tộc đã đề ra. Ban thường trực Hội đồng gia tộc thay mặt và chịu trách nhiệm trước Hội đồng gia giải quyết các công việc của dòng họ giữa hai kỳ họp. Việc bãi miễn hoăc cho nghỉ đối với thành viên của Hội đồng gia tộc và Ban thường trực do cấp bầu ra quyết định.

    - HĐGT họp mỗi năm 2 lần các ngày của tháng 6 và tháng 12 dương lịch của năm

    (ngày chính thức sẽ được HĐGT thông báo mời).

    Các ủy viên trong Hội đồng gia tộc phải đảm bảo thông tin hàng quý về tình hình hoạt động của chi phái mình, đến ban thường trực biết để điều hành chung. Quy định vào ngày 25 dương lịch của tháng cuối của mỗi quý.

    - Hoạt động của các thành viên hội đồng và ban thường trực là tự nguyện, không có phụ cấp, đãi ngộ đặc biệt, nhưng có thể được bù đắp một phần chi phí lúc đi công tác xa, tùy theo yêu cầu của từng thành viên và quyết định của ban thường trực.

    - Nguồn thu cho hoạt động của Hội đồng gia tộc và ban thường trực sẽ do Hội đồng gia tộc quyết định

    Các Ban chuyên trách của Hội đồng gia tộc, gồm có:

    1. Bộ phận thường trực Hội đồng gia tộc.

    2. Ban Khuyến học - Văn hóa xã hội.

    3. Ban Lễ tân - Quản lý nhà thờ.

    4. Ban Quản lý xây dựng các công trình của Tộc.

    5. Ban Tài chính - Đối ngoại, hiếu hỉ, ma chay.

    6. Ban biên tập Bản tin nội tộc và Trang tin điện tử.

    7. Ban gia phả

    Giúp việc cho HĐGT có Tổ thư ký

    Zalo
    Hotline